Vùng đất Sơn La có vẻ đẹp thuần khiết của núi rừng, của những con suối trong veo trải dài. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này những thắng cảnh hùng vĩ mà nên thơ như Thác Dải Yếm, hang Dơi, hang Trâu, hang Chi Đẩy…
Vẻ đẹp Sơn La |
Vào những ngày nghỉ lễ, thứ 7 hoặc Chủ nhật lượng khách tham quan ở Sơn La thường khá đông bởi những nét đặc trưng về cảnh sắc thiên nhiên và phong tục tập quán độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em.Có thể coi đây là điểm du lịch cuối tuần gần hà nội, và chính là tiềm năng lớn để Sơn La đẩy mạnh du lịch lịch sử và văn hóa kết hợp sinh thái.
Sơn La phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, nam giáp Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía tây giáp Điện Biên. Đường biên giới với Lào dài 250 km. Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới.
Thác Dải Yếm Mộc Châu Sơn La |
Với độ cao trung bình hơn 1.000m, nằm giữa sông Ðà ở phía đông bắc và sông Mã ở phía Tây Nam, Mộc Châu có khí hậu thoáng mát trong khoảng nhiệt độ trung bình 18,50C hàng năm. Bên cạnh đó, sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc là điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, có giá trị cao. Ðến Mộc Châu, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Sơn Mộc Hương cạnh trung tâm huyện lỵ với các nhũ đá tuyệt đẹp, huyền bí.
Cách Mộc Châu khoảng 40km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và thú quý hiếm như hổ, gấu... là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Một lợi thế nổi bật khác là Mộc Châu khá gần thủ đô, nếu được quan tâm đầu tư, nơi đây có thể trở thành một trung tâm du lịch giữ vai trò động lực, thúc đẩy sự phát triển du lịch vùng Tây Bắc.
Vẻ đẹp thiếu nữ Sơn La |
Ẩm thực dân tộc Thái tương đối đặc sắc và đa dạng, đặc biệt người Thái sử dụng rất nhiều gia vị để chế biến các món ăn, người ta dùng gia vị nóng để trung hòa những món ăn lạnh, lấy vị chát bùi trung hòa vị đắng cay… dùng nhiều loại côn trùng, rau, măng khai thác trong rừng để chế biến thức ăn. Các món ăn của người Thái chủ yếu là nướng và đồ, nhưng để dành ăn dần thì người dân cũng chế biến các món mắm, làm thịt, cá khô, ....
Cá nướng gập (Pa Pỉnh Tộp) - món ăn cổ truyền của người Thái |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét