Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Khám phá bãi tắm Ba Trái Đào - Hạ Long

Khi nhắc đến vịnh Hạ Long thì ai cũng biết đó là địa điểm du lịch gần hà nội rất nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp khác nhau .Trong đó bãi tắm là Ba Trái Đào là một trong những bãi tắm lớn nhất ở Hạ Long với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, sơn thuỷ hữu tình. 

Bãi tắm Ba trái đào năm cách cảng tàu bãi cháy hơn 22km về phía Đông Nam , gần với đảo Cát Bà. Cái tên Ba Trái Đào rất lạ và độc đáo bởi vì ở đây có ba bãi cát hình cánh cung trắng mịn, ôm trọn lấy những quả núi có hình trái đào...

Ba Trái Đào là ba ngọn núi nhỏ, cao khoảng hơn 20m, trông xa hệt như ba trái đào tiên. Địa danh này gắn liền với một truyền thuyết về tình yêu lãng mạn giữa nàng tiên út xinh đẹp, nết na với chàng trai đánh cá nghèo khổ. Vì chàng là người trần nên nàng út đã lấy trộm ba trái đào tiên của Ngọc Hoàng cho chàng ăn với mong muốn hai người sẽ sống mãi bên nhau. Ngọc Hoàng biết chuyện liền hoá phép biến ba trái đào ấy thành ba hòn núi đá và buộc nàng tiên nữ phải quay về trời...Đây đúng là địa điểm du lịch cuối tuần gần hà nội hấp dẫn đặc biệt khi mùa hè đang đến gần .
Bãi tắm Ba Trái Đào nước biển trong veo...
So với các bãi tắm khác trên Vịnh Hạ Long, bãi tắm Ba Trái Đào nước nông hơn, có chỗ chỉ lội đến đầu gối.Vì xung quanh là đảo đá, bãi tắm khá kín gió và an toàn. Những vách đá phía trên bãi tắm tạo ra những hình thù kỳ lạ khiến cho du khách vô cùng thích thú khi đến đây để một lần được chụp những tấm hình gắn với cảnh đẹp đầy ấn tượng này... 

Bãi tắm Ba Trái Đào tuyệt đẹp, cát trắng mịn, nước biển trong xanh, những ngày nắng đẹp, du khách có thể nhìn đến tận đáy nước. Thêm nữa, phía trên núi đá là các loại thực vật phong phú, trong đó có các loài hoa dại với màu sắc rực rỡ, tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên sống động. Nhưng không phải lúc nào đến đây, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng và được đắm mình ở bãi tắm tuyệt đẹp này. Bởi vì khi thuỷ triều lên cao sẽ nhấn chìm toàn bộ khu vực bãi cát, thường một ngày trung bình bãi tắm này chỉ tắm được khoảng 2-3 giờ. Chính vì thế, muốn tắm biển, trước khi đến khu vực này, du khách nhớ tìm hiểu kỹ lịch con nước...

Và khi thuỷ triều lên cao sẽ nhấn chìm toàn bộ khu vực bãi tắm.
Hiện nay, Ba Trái Đào là một trong những điểm du lịch lý tưởng của Hạ Long mà rất nhiều du khách muốn đến tìm hiểu và khám phá...

Nam Bờm's Slidely by Slidely Slideshow

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Thưởng thức món ăn Lạng Sơn (P2)

Có lẽ sau những chuyến đi du lịch cuối tuần gần hà nội thú vị và hấp dẫn ở Lạng Sơn thì việc nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực nơi đây là không thể thiếu. Ở phần 1 tôi đã giới thiệu 4 món ăn đặc sản hấp dẫn không thể thiếu khi bạn tới Xứ Lạng tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, ở phần cuối này mình xin giới thiệu thêm 3 món ăn thơm ngon độc đáo và đặc biệt chỉ nơi đây mới có .


5. Nem nướng Hữu Lũng


Nghe đến món nem nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món nem chua nức tiếng gần xa của Xứ Thanh. Nhưng nem nướng Lạng Sơn có hương rất đặc biệt (Chỉ có ở huyện Hữu Lũng).Hương thơm nồng cùng mùi chua ngai ngái của thịt đã lên men quyện vào nhau, được nướng trên bếp than hoa cho cháy vỏ bọc bằng lá chuối trước khi bóc và cho ra đĩa. Nem được ăn kèm với lá cây Đinh Lăng cùng nước chấm chua, ngọt, cay tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn.

Chúc quý vị có chuyến đi vui vẻ và hấp dẫn.

6. Bánh cuốn trứng thịt


Có một món điểm tâm mà buổi sáng người dân Lạng Sơn đều thích đó là món bánh cuốn trứng. Nói đến bánh cuốn địa phương nào cũng có, thế nhưng người dân Xứ Lạng dùng nước pha chế lại khác với địa phương khác. Dùng thịt băm nhỏ xào cho săn thịt với đầy đủ gia vị vừa phải, trứng gà ta bỏ lòng trắng vừa chín tới cuộn trong bánh tráng, thêm một chút rau thơm…Bánh cuốn vừa nóng, vừa ngọt, vừa ngon và rất bổ dưỡng.

7. Khâu nhục


Khâu nhục cũng là món ăn chế biến cầu kỳ từ thịt lợn. Món ăn này đòi hỏi kỹ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều loại gia vị. Nguyên liệu để làm món khâu nhục gồm có: thịt ba chỉ, lạc, khoai môn, hành, tỏi, gia vị (gồm xì dầu, húng lìu…) và đặc biệt là phải có loại rau muối mặn của đồng bào dân tộc.



Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị để lên màu bóng mượt rồi dùng tăm tre chọc bì thật kỹ và đem quay, vừa quay vừa quyết mật ong cho vàng bì. Sau đó cắt từng miếng bằng hai ngón tay xếp vào bát to, đậy kín bằng lá chuối và cho vào nồi đun cách thủy đến khi chín nhừ. Nhân khâu nhục làm từ khoai môn rán vàng, thịt mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, trứng, đỗ xanh đã xào chín.
Món khâu nhục có độ chín nhừ và béo ngậy của thịt, vị bùi của lạc, của khoai và các gia vị quyện lẫn vào nhau. Thơm ngon khó tả. Khâu nhục ăn kèm với xôi, bánh gật gù hay cơm… đều rất ngon.

Thịt ba chỉ sau khi luộc sơ được tẩm gia vị để lên màu bóng mượt rồi dùng tăm tre chọc bì thật kỹ và đem quay, vừa quay vừa quyết mật ong cho vàng bì. Sau đó cắt từng miếng bằng hai ngón tay xếp vào bát to, đậy kín bằng lá chuối và cho vào nồi đun cách thủy đến khi chín nhừ. Nhân khâu nhục làm từ khoai môn rán vàng, thịt mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, trứng, đỗ xanh đã xào chín.

Món khâu nhục có độ chín nhừ và béo ngậy của thịt, vị bùi của lạc, của khoai và các gia vị quyện lẫn vào nhau. Thơm ngon khó tả. Khâu nhục ăn kèm với xôi, bánh gật gù hay cơm… đều rất ngon.

Quá trình quay sẽ quyết định món lợn quay có đạt tiêu chuẩn hay không. Và người điều khiển lửa chính là người nắm giữ bí quyết này.



Người điều khiển lửa phải là người có kinh nghiệm lâu năm, để biết khi nào cần thêm củi, lúc nào tản bớt than ra ngoài rìa, lúc nào gạt than tụ về trung tâm giàn quay, lúc nào cần ném thêm nắm muối cho lửa than tí tách… Trong toàn bộ quá trình, người thợ phải tập trung cao độ mới có thể cho ra lò những mẻ lợn quay ngon, hớp hồn thực khách.
Đĩa thịt quay vàng ruộm, ngon lành với lớp da phồng giòn, lớp nạc trắng hồng nằm đều giữa những lớp mỡ mỏng màu ngà, dậy lên mùi thơm của lá mác mật quyện mùi mật ong húng liều càng khích thích cái sự thèm thuồng của mỗi chúng ta.

Chúc mọi người có chuyến đi vui vẻ và hấp dẫn.

xem thêm : gà đồi, .

Khám phá chợ Gốm Bát Tràng

Chợ gốm bát tràng là một trong những điểm du lịch gần hà nội không chỉ có du khách trong nước mà du khách nước ngoài cũng tìm đến đây rất đông . Bởi nơi đây chứa đựng bản sắc cũng như nét đẹp riêng mà không nơi đâu có được.

Chợ gốm Bát Tràng khác với những nơi khác, người dân đến đây không chỉ đến mua bán, họ còn được người dân làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội mà người dân nơi đây chủ yếu giới thiệu công nghệ, tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống. 


Nơi này hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là vào những ngày cuối tuần. Cứ đến dịp hội chợ gốm thì từ sáng sớm hàng nghìn bạn trẻ Hà Nội, khách nước ngoài men theo bờ sông Hồng hoặc theo tàu du lịch trên sông về chợ. Mặt hàng nơi đây khá phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, giá cả khác nhau mọi người có thể tha hồ chọn lựa.

Họ thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình, lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén, đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm... Giới trẻ rất thích thú những chuỗi vòng gốm được trang trí hoa văn độc đáo, hoặc những bầy thú xinh xắn .. có thể làm quà cho bạn bè cũng như người thân.




Không chỉ tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu. Anh Phùng Văn Hữu - một chủ hàng cho hay, các hộ gia đình đưa sản phẩm ra chợ gốm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu. Do vậy, đây là chợ gốm duy nhất mà du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích.


Theo một số bạn trẻ, ngoài mục đích mua bán đồ gốm sứ khi đến Bát Tràng, họ còn muốn tìm hiểu các công đoạn sản xuất, tinh hoa của sản phẩm gốm, họ coi đây là địa điểm du lịch cuối tuần gần hà nội hấp dẫn và độc đáo. Chợ gốm đã đưa họ gần gũi với sản phẩm gốm và người thợ. Mong muốn của người dân Bát Tràng là giữ gìn và lưu danh thương hiệu truyền thống, tên hiệu tạo được chỗ đứng vững chắc trong kinh tế thị trường.

Do vậy, sản phẩm của bà con đưa ra chợ gốm đều có chất lượng cao, giá bán hợp lý. Ngoài ra, chợ gốm xoá đi kiểu làm ăn "nhà nào biết nhà đấy", các hộ dân đã giao thương, học tập nhau những kiểu thiết kế mới, màu men lạ, cùng đưa ra những ý tưởng cho sản phẩm độc đáo, mới lạ bởi họ là người tự sản xuất, thiết kế.


Hiện nay, chợ đã có hơn 100 gian hàng, song thời gian tới sẽ mở rộng hơn. Ngoài ra, sẽ bố trí khu vực giới thiệu sản xuất để du khách được biết 24 công đoạn sản xuất gốm, tự tay làm những sản phẩm theo ý thích. Như thế, du khách sẽ hiểu kỹ hơn về nghề truyền thống này.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Những điều cần chú ý khi đi du lịch Hà Nội

Theo điểm du lịch gần hà nội của vuonsinhthaihuongtram thì mọi người vẫn thường xem đi du lịch như là một thú vui hay để xả stress sau những ngày làm việc vất vả . Tuy nhiên công việc trước khi đi đó là phải lên kế hoạch về chỗ ăn chỗ ở, thời tiết ... thì nhiều bạn vẫn chưa biết phải làm thế nào để chuyến đi mình hoàn hảo nhất. Sau đây mình xin chia sẻ kinh nghiệm đó cho mọi người :


1. Xem dự báo thời tiết ở Hà Nội

Ở Miền bắc thì khí hậu có 4 mùa rõ rệt trong năm. Chính vì vậy việc xem dự báo thời tiết là điều bạn cần quan tâm khi đi du lịch. Mùa hè trời thường rất nắng nóng, mùa đông thì rất lạnh, mùa xuân thì hay mưa phùn, ẩm ướt. Ngoại trừ việc bạn muốn trải nghiệm sự khác biệt về thời tiết thì chọn vào những mùa đặc biệt. Còn nếu không thì mùa thu khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm tốt nhất để bạn đi.

2. Đặt phòng ở khách sạn Hà Nội

Nếu bạn lần đầu đến du lịch Hà Nội thì nên nên trải nghiệm việc lưu trú ở phố cổ một lần. Hãy chọn và đặt các khách sạn ở gần Nhà Thờ Lớn, Mã Mây, Hàng Hành, Hàng Trống, Hàng Bông, Hàng Gai... Từ đây bạn có thể thưởng thức sự nhộn nhịp về đêm của trung tâm Hà nội một cách dễ dàng nhất.

Còn với những người muốn một sự yên tĩnh thì nên đặt phòng khách sạn quanh Hồ Tây là rất đáng cân nhắc. Khi đó bạn có thể thuê một chiếc xe máy để giảm chi phí đi lại. Ở đây, bạn có được không khí trong lành nhất của Hà Nội, cũng như thưởng thức sự lãng mạn của Hồ Tây mỗi khi chiều xuống. Một không khí có lẽ Tp.HCM sẽ không có được.

3. Những lưu ý khác khi đi tham quan các địa điểm du lịch ở hà nội

Hầu hết mọi người đều có cách nhìn chung rằng: sử dịch các dịch vụ tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đều không tốt như ở Tp.HCM. Chính vì vậy bạn cũng nên chuẩn bị cho mình sự sẵn sàng để đón nhận những “hạt sạn”, những “khó chịu” trong khi sử dụng các dịch vụ ở đây, với những lưu ý sau:

- Khi đi mua sắm, bạn tránh xem hàng vào lúc sáng sớm, tránh hỏi giá nhiều mà không có ý định mua.

- Nên tham khảo giá cả ở nhiều nguồn khác nhau và nhất định phải trả giá để tránh việc “bị hớ” hoặc bị “chặt chém” khi mua hàng.

- Hãy có một tấm bản đồ để xác định quãng đường đi, tránh việc bị người khác (xe ôm, taxi) đưa đi lòng vòng rồi tính tiền. Hãy hỏi về giá cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào. Cách tốt nhất là bạn nên nhờ lễ tân tại khách sạn mình ở tư vấn, giúp đỡ khi cần thông tin.

- Để thưởng thức hết vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc kỳ vĩ ở các chùa lớn thì không nên đi các chùa vào mùa lễ hội.

- Không nên chọn đi du lịch Sapa nếu chưa đặt được dịch vụ cần thiết từ trước. Vì số lượng các toa tàu hỏa có hạn, số lượng buồng phòng khách sạn cũng hạn chế; bạn có thể phải mua vé tàu hỏa với giá rất đắt và không có phòng để nghỉ ngơi. Vào những kỳ nghỉ dài ngày cho tất cả mọi người thì không nên đi. Vì bạn sẽ phải đi chợ miền núi với toàn người miền xuôi, sự thú vị khi khám phá nét văn hoá đặc trưng của vùng cao sẽ giảm đi rất nhiều.

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc

Trong nhưng đợt nghỉ lễ hoặc những ngày cuối tuần thì Côn Sơn - Kiếp Bạc ở Hải Dương luôn thu hút một lượng khách đông. Không chỉ bởi nơi đây có những công trình kiến trúc lâu đời gắn liền với người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi mà nơi đây còn có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn,thơ mộng cuốn hút du khách.

Côn Sơn-Kiếp Bạc là một địa du lịch cuối tuần gần hà nội , chỉ nằm cách thủ đô 80 Km. Nơi đây  đã nổi tiếng với những di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng và danh nhân đất Việt.


Đường đi

Bạn có thể đi hướng đường cầu Thanh Trì, đi thẳng đường I đến đoạn biển rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại. Từ đây bạn đi thẳng. Đoạn đường này đẹp nhưng bạn cũng không nên vượt quá tốc độ cho phép vì rất dễ bị bắn tốc độ. Qua cầu Phả Lại, bạn đi thêm 50km/h. Tới ngã 3 Sao Đỏ thì đi thẳng đường đi Quảng Ninh khoảng gần 1km thì rẽ trái. Ở đó có biển báo đi Côn Sơn.

Lên lịch trình

- Thông thường từ Hà Nội, bạn nên xuất phát từ 6h sáng. Đi mất khoảng 2 tháng, đến nơi khoảng 8h.

- Để thuận tiện bạn nên đi Đền Kiếp Bạc trước, lễ đền, du ngoạn, ngắm cảnh khoảng 1 tiếng rồi sang Côn Sơn. Ở Côn Sơn có 2 điểm bạn cần biết là chùa Côn Sơn và đền Thờ Nguyễn Trãi. Bạn có thể tham quan Côn Sơn theo trình tự sau: Chùa Côn Sơn và đền thờ Nguyễn Trãi, Giếng Ngọc, Suối Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên. Đây đúng là một địa điểm du lịch gần hà nội mà bạn không thể bỏ qua.



Ăn , ở

- Ngủ ở Côn Sơn, bạn có thể nghỉ tại Nhà khách Hồ Côn Sơn, giá không cao, view chuẩn
- Ăn uống thì bạn mới có thể tìm được hàng quán

- Nếu bạn đi theo đoàn đông người và đi lại trong ngày thì tốt hơn hết là nhóm nên chuẩn bị mang theo đồ ăn. Tiện nghỉ chân ở đâu thì mang đồ ra ăn. Tất nhiên là những đồ nhanh gọn kiểu như đồ hộp này, bánh mì gối này, xúc xích, nước khoáng, nước ngọt, đồ ăn vặt (nếu muốn) và không thể thiếu hoa quả. nếu cầu kì hơn bạn có thể mang bếp ga du lịch hay cồn khô đi để nấu ăn.

- Nhớ mang theo dao để cắt gọt. Bạn nên mua loại dao inox có nắp đậy kín bằng nhựa. Ly, chén, muỗng, nĩa nên chọn loại dùng một lần.

Trang phục

Vì là đi giã ngoại nên bạn hãy bỏ lại ở nhà những đôi guốc cao gót và những bộ đồ nghiêm nghị kiểu công sở ở nhà, thay vào đó hãy lựa chọn một đôi giày bệt hoặc giày thể thao, mặc cùng áo phông và quần jeans. Nhưng lưu ý một điều, đến Côn Sơn Kiếp Bạc là bạn sẽ đi thăm viếng đền chùa nên không nên mạc quần soóc hay váy ngắn.



Vị Trí:

Côn Sơn –Kiếp Bạc là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.


Còn đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là ghép từ tên của hai vùng Vạn Yên(làng Kiếp) và Dược Sơn(làng Bạc). Vị trí của đền rất đặc biệt là nằm gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình. Đền cách Hà Nội khoảng 80km theo quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km.